Đất đai là một trong những loại tài sản có giá trị cao, vì thế đi kèm là những quy định pháp lý ràng buộc mà người dân bắt buộc phải thực hiện. Vậy đối với nhu cầu tách thửa đất thì điều kiện là gì? Bài viết dưới đây BdsTop sẽ giúp bạn nắm được tách thửa là gì và những quy định hiện hành xoay quanh chủ đề này.
1. Tách Thửa Là Gì?
Trước khi giải đáp nội dung tách thửa là gì, sẽ đề cập đến khái niệm về thửa đất. Theo đó, trong Luật Đất đai năm 2013, thửa đất được hiểu là: “phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”.
Hay nói cách khác, thửa đất chính là phần đất đảm bảo các tiêu chí: có ranh giới được đo đạc bởi các cơ quan địa chính có thẩm quyền, minh bạch các thông tin về vị trí hoặc mục đích sử dụng,...
Từ khái niệm này có thể hiểu tách thửa là gì, đó chính là việc phân chia về quyền sử dụng đất đai trên một thửa đất. Hiểu nôn na, từ một thửa đất ban đầu, có thể thuộc một hộ hoặc một cá nhân, chia ra thành nhiều phần, thuộc quyền sử dụng của nhiều hộ hoặc nhiều cá nhân khác nhau.
2. Một Số Quy Định Về Tách Thửa Đất
Tách Thửa ngoài việc tìm hiểu tách thửa là gì, bạn cũng cần tìm hiểu một số quy định liên quan như điều kiện, quy trình tách thửa để đảm bảo yêu cầu của mình được phê duyệt.
Điều Kiện Tách Thửa Đất Là Gì?
Khi có mong muốn được tách thửa đất, bạn cần lưu ý tới một số điều kiện bắt buộc như sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với mảnh đất đó hoặc là đảm bảo đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận.
- Đất không thuộc một trong các trường hợp như: đang bị tranh chấp, đang bị kê biên vì mục đích thi hành án hoặc thuộc diện không được tách thửa theo một số quy định trong văn bản pháp luật.
- Đất còn thời hạn sử dụng.
- Diện tích tách phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tách thửa tối thiểu. Về diện tích tách thửa tối thiểu, các văn bản pháp luật không quy định cụ thể mà theo Luật Đất đai, căn cứ vào thực tiễn của địa phương mà con số này có thể khác nhau.
Một lưu ý về diện tích tách thửa tối thiểu, đó là: cơ quan quy định nội dung này chính là Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.
Thủ Tục Tách Thửa Đất
Để thực hiện được nguyện vọng này, người sử dụng đất cần đảm bảo thủ tục với trình tự các bước như sau:
- Bước 1: Làm hồ sơ
Theo Khoản 11 Điều 9, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin tách thửa được quy định như sau:
- Đơn đề nghị tách thửa.
- Giấy chứng nhận bản gốc về quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng).
- Sơ đồ kỹ thuật với các nội dung cụ thể của thửa đất đó.
Trong trường hợp thửa đất thuộc diện chuyển nhượng thì cần cả hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng và chứng minh thư, hộ khẩu cả hai bên.
- Bước 2: Nộp hồ sơ
Đối với tổ chức hoặc cơ sở tôn giáo thì hồ sơ nộp về văn phòng đăng ký đất đai. Nếu là cá nhân thì nộp tại phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện hoặc tương đương cấp tỉnh.
- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Khi hồ sơ được nộp, cơ quan tiếp nhận sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, hồi đáp, chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai. Khi có kết quả thì trả cho người nộp.
Nếu hồ sơ chưa đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MT có trách nhiệm thực hiện thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất.
+ Lập hồ sơ, sau đó gửi tới các cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất mới được tách cho cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức.
+ Cập nhật, chỉnh lý các nội dung mới lên hồ sơ địa chính; cơ sở dữ liệu đất đai. Sau đó, gửi Giấy chứng nhận cho bộ phận tiếp nhận để trả cho cá nhân, hộ, tổ chức.
* Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp; khiếu nại; tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.
- Bước 4: Trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chỉnh lý; cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; chuyển Giấy chứng nhận sang Bộ phận tiếp nhận; và trả kết quả để trả cho người sử dụng đất; hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Nguồn bài viết: Sưu tầm